Ảnh Hưởng Của Cặn Vôi Đến Lượng Điện Tiêu Thụ
Bạn có nhìn thấy lớp cặn vôi bám trong bình đun nước ngày một dày hơn không? Chúng có vẻ vô hại. Nhưng liệu bạn có biết những tác hại mà chúng có thể gây ra hoặc những tác động của chúng đối với mức tiêu thụ điện của gia đình bạn? Sau đây là một số thông tin.
Làm thế nào để biết nước trong nhà bạn có phải là nước cứng hay không?
Không phải nước ở nhà nào cũng có hàm lượng vôi như nhau. Tùy thuộc vào khu vực bạn sinh sống, hàm lượng muối canxi và magiê (những khoáng chất gây cặn) trong nước là cao hay thấp.
Bạn phải xử lý nước cứng nếu bạn đang sống ở vùng mà nước có hàm lượng vôi cao. Nhưng nếu bạn không biết chính xác độ cứng của nước, bạn có thể hỏi trực tiếp chính quyền địa phương để biết độ cứng của nước. Chỉ số đo độ cứng của nước này cho bạn biết cụ thể có bao nhiêu gam cặn có trong một mét khối nước. Khi chỉ số này vượt trên 15 °fH (đơn vị đo nước cứng ở Pháp), thì nước đó được cho là nước cứng. Nếu bạn sống ở Paris nơi có chỉ số là 30 °fH, đồng nghĩa với việc nước mà bạn đang sử dụng chứa 300g đá vôi trên mỗi mét khối, tương đương với 100 viên phấn.
Nước cứng và mức độ tiêu thụ năng lượng có quan hệ như thế nào?
Bạn biết loại nước mình đang sử dụng là nước cứng, nhưng bạn tự hỏi nó có làm tăng mức tiêu thụ điện của gia đình bạn hay không? Bạn nên biết loại nước này có một đặc tính rất đặc biệt. Dưới tác dụng của nhiệt, các muối khoáng có trong nước này sẽ kết tủa và tạo thành một lớp cặn rắn: đó là cặn vôi.
Cặn bẩn tích tụ có thể gây cản trở hoạt động của các thiết bị gia dụng trong nhà bạn như máy nước nóng, lò sưởi hơi, máy giặt, máy rửa bát…
Nếu nồng độ các chất này không quá cao và lớp kết tủa bám không quá dày, chúng sẽ không gây ảnh hưởng nhiều đến lượng điện tiêu thụ. Nhưng nếu lớp kết tủa quá dày tạo thành một lớp cách nhiệt, chúng sẽ ảnh hưởng ngay lập tức đến các thiết bị của bạn bởi vì chúng cần gấp đôi lượng điện tiêu thụ để làm nóng nước và để cho các thiết bị hoạt động bình thường.
Đó là lý do tại sao ngoài việc mất đi hiệu quả, năng suất và giảm tuổi thọ hoạt động, các thiết bị mà bị đóng cặn vôi lâu ngày còn tiêu thụ nhiều điện hơn. Điều này trở thành là một chu kỳ lặp đi lặp lại.
Cặn vôi có thể làm tăng chi phí sử dụng điện sinh hoạt đến mức nào?
Việc sử dụng nước cứng làm cho mức tiêu thụ điện tăng lên là điều không thể tránh khỏi. Giống như một lớp cao răng hay độ dày của vỏ trứng khoảng 1mm. Tuy khá mỏng nhưng chúng có thể làm tăng 10% mức tiêu thụ điện của gia đình bạn
Nếu một lớp cặn bám dày 1 cm thì sao? Nghe có vẻ khó tin, nhưng cặn bám có độ dày như thế này thường xuyên được tìm thấy trong các thiết bị như bình đun nước nóng hay lò sưởi hơi. Và ở mức độ này, hóa đơn tiền điện của bạn có thể tăng lên đến 50%.
Chúng ta có thể thấy, mối quan hệ giữa cặn vôi và mức tiêu thụ năng lượng cũng giống như hiệu ứng cánh bướm: một lớp vôi mỏng cũng có thể dẫn đến những chi phí đáng kể trong hóa đơn tiền điện của bạn.
Làm thế nào để hạn chế các tác động của cặn vôi đến lượng điện tiêu thụ?
Để hạn chế các tác động này, việc đầu tiên là phải làm sạch lớp cặn bám có thể nhìn thấy được trong các thiết bị sử dụng. Tuy nhiên đó chỉ là phần nổi của tảng băng chìm. Vôi có mặt trong tất cả các thiết bị gia dụng, thậm chí trong đường ống dẫn nước hoặc lò sưởi hơi là những nơi rất khó để tẩy cặn.
Như vậy, giải pháp tốt nhất để tiết kiệm tiền cho việc xử lý các thiết bị bị bám cặn là phải xử lý nước trực tiếp tại nguồn. Nguyên nhân chính gây ra tất cả những hao hụt này chính là do vôi. Vì thế chúng ta nên trực tiếp xử lý hàm lượng vôi trong nước. Để loại bỏ những cặn bẩn này, cần phải làm cho nước cứng trở nên mềm hơn nhờ các chất làm mềm nước.
Các chất này hoạt động theo cơ thế như các hạt nhựa giúp giữ lại các khoáng chất làm cứng nước và có thể chuyển nước từ cứng sang mềm, không còn cặn vôi nữa.
Hiện nay đã có rất nhiều chất làm mềm nước phù hợp với từng hộ gia đình. Tùy thuộc vào nhu cầu của gia đình mà bạn nên chọn một trong những loại phù hợp nhất giúp loại bỏ các vấn đề về cặn vôi cũng như ảnh hưởng đến mức tiêu thụ điện sinh hoạt.
Đọc thêm: