Kinh nghiệm cải tạo nhà ở mà bạn phải biết
Ngôi nhà của bạn có thể bị xuống cấp sau một thời gian dài sử dụng. Hay đơn giản, bạn đang có nhu cầu đổi mới phong cách cho ngôi nhà của mình để không gian sống hợp thời đại hơn. Một kế hoạch cải tạo nhà ở sẽ khác rất nhiều so với việc xây mới một ngôi nhà. Cụ thể sẽ được bật mí trong bài viết của Atlantic, hãy đón đọc để tích lũy thêm kinh nghiệm bổ ích nhé!
Các bước quan trọng khi cải tạo nhà ở
Xác định lý do cần cải tạo nhà ở
Tại sao bạn cần cải tạo nhà ở vào thời điểm này? Có rất nhiều lý do và chỉ khi bạn biết đâu là mục đích cuối cùng cho công cuộc này thì quá trình cải tạo mới có hiệu quả.
Một số nguyên nhân phổ biến như:
- Ngôi nhà của bạn đã xuống cấp vì thời gian sinh sống đã quá lâu.
- Kết cấu hiện tại không còn đáp ứng đủ và mang lại sự tiện nghi cho các thành viên, có thể vì số lượng thành viên tăng lên.
- Toàn bộ nội thất, thiết bị trong ngôi nhà đã lỗi thời và hư hỏng.
- Các hạng mục như trần, sàn, tường… bị hư hỏng.
- Bạn muốn ngôi nhà của mình mang một phong cách mới theo sở thích.
Khi bạn biết chắc chắn lý do và mục đích bạn cần cải tạo nhà ở thì hãy bắt tay ngay vào việc lên kế hoạch và tham khảo những ý tưởng cải tạo.
Xây dựng kế hoạch cải tạo
Việc cải tạo một ngôi nhà mang tính toàn diện, nó bao gồm rất nhiều hạng mục như cải tạo phòng tắm, phòng bếp, phòng ngủ… Do đó, một kế hoạch được xây dựng chỉn chu từ ban đầu sẽ cực kỳ cần thiết.
Bản kế hoạch cải tạo nhà ở cần làm rõ những nội dung như vị trí, khu vực, hạng mục, số lượng, ngân sách chi tiết…
Trong kế hoạch cải tạo, bạn cũng cần biết chính xác mục đích cuối cùng của việc cải tạo là gì?
Ví dụ nếu bạn cải tạo toàn bộ ngôi nhà để cho thuê thì bạn cần lên các phương án cải tạo tiết kiệm nhất có thể, vì nó sẽ là phần giúp bạn tối ưu lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh. Nhưng nếu mục đích cải tạo là do cần mở rộng một không gian cụ thể như phòng bếp, phòng khách, phòng ngủ… thì bạn sẽ cần tính đến các phương án thu nhỏ lại những không gian khác.
Cuối cùng, bản kế hoạch cải tạo nhà ở cần nêu rõ mốc thời gian hoàn thành việc cải tạo. Khi có thời gian cụ thể, bạn sẽ chủ động và linh hoạt hơn trong quá trình thi công nâng cấp.
Xem lại kết cấu ngôi nhà
Một trong những kinh nghiệm cải tạo nhà ở cũ mà gia chủ nào cũng cần ghi nhớ là kiểm tra lại kết cấu của ngôi nhà. Bởi việc cải tạo hay nâng cấp nhà ở nên tránh việc làm thay đổi kết cấu của nhà cũ nếu không thực sự cần thiết.
Trường hợp bạn dự tính xây thêm tầng hoặc mở rộng thêm không gian các phòng thì cần cân đối với độ chịu lực của nền móng nhà cũ. Nếu độ chịu lực không đủ mạnh, việc thi công sẽ khó khả thi vì nó làm ảnh hưởng đến sự an toàn trong quá trình sinh sống.
Nếu bạn không có quá nhiều kinh nghiệm, hãy nhờ đến sự tư vấn của các đơn vị cải tạo hoặc xây dựng nhà ở. Họ chắc chắn sẽ đưa ra những phương án cải tạo phù hợp với mong muốn của bạn mà vẫn đảm bảo không tác động lớn đến kết cấu của ngôi nhà.
Dự trù khoản ngân sách cải tạo
Ngân sách luôn là chìa khóa quan trọng nhất trong mọi kế hoạch, đặc biệt là xây dựng hoặc cải tạo công trình nhà ở. Bạn nên xây dựng kế hoạch cải tạo nhà ở kết hợp với việc dự trù kinh phí rõ ràng cho từng hạng mục. Bước này sẽ giúp bạn tránh được những tình trạng như phát sinh thêm chi phí, bị thiếu hụt hoặc lãng phí.
Nguyên tắc trong vấn đề này là cố gắng cân đối ngân sách mà bạn có với các phương án cải tạo, hướng đến việc tiết kiệm nhưng vẫn đảm bảo về tính hiệu quả và thẩm mỹ.
Kết nối và lựa chọn đơn vị thi công cải tạo
Mặc dù đơn giản hơn so với việc xây mới, tuy nhiên cải tạo nhà ở vẫn được đánh giá là một hoạt động phức tạp và cần có chuyên môn. Nếu có thể, hãy tìm kiếm và nhờ đến sự hỗ trợ trực tiếp từ các đơn vị thi công chuyên nghiệp. Chắc hẳn bạn sẽ có rất nhiều ý tưởng và bị phân vân trước nhiều lựa chọn. Nhưng khi có sự tư vấn rõ ràng, bạn sẽ cảm thấy mọi thứ nhẹ nhàng hơn rất nhiều.
Đảm bảo kết quả sau khi cải tạo hài hòa giữa phong cách cũ và mới
Cải tạo nhà ở nghĩa là đôi khi bạn chỉ cần nâng cấp một số hạng mục, phòng ốc trong ngôi nhà của mình mà không cần thiết phải “đập đi xây lại” hoàn toàn. Do đó, kết quả sau quá trình cải tạo cần đảm bảo tính hài hòa giữa phong cách cũ và mới. Đừng để ngôi nhà sau khi cải tạo trông như một chiếc áo đầy chỗ chắp vá và kém tính thẩm mỹ.
Yếu tố phong thủy
Phong thủy là một yếu tố rất quan trọng đối với các gia chủ khi xây mới hoặc sửa sang nhà cửa. Văn hóa phương đông quan niệm ngôi nhà là nền tảng của một gia đình, nên hãy đảm bảo tất cả những chi tiết mà bạn thay đổi trong quá trình cải tạo không xung khắc đối với mệnh hay tuổi của gia chủ trong phong thủy.
Bí kíp cải tạo nhà ở tiết kiệm chi phí
Lưu ý khi cải tạo nội thất
Trong trường hợp nội thất ngôi nhà đã xuống cấp hoặc lỗi thời, hãy nghĩ đến việc thay thế nội thất mới. Tất nhiên, bạn chỉ nên thay thế những vật dụng đã hư hỏng hoặc quá mất thẩm mỹ để tránh lãng phí.
Tận dụng thiết kế ban đầu
Nên tận dụng thiết kế cũ, hạn chế phá bỏ kết cấu hoặc xây mới quá nhiều. Ví dụ sân thượng có thể mở rộng thành phòng vệ sinh hoặc phòng ngủ, phòng chill…
Không nên thay đổi màu sắc mới quá tương phản so với màu sắc cũ, bởi chúng gây nên sự bất cân xứng và kém hài hòa.
Chọn vật liệu phù hợp
Ưu tiên chọn những vật liệu có thể tối ưu về mặt diện tích, giá thành phải chăng như sử dụng gạch xốp, vách ngăn nhựa giả gỗ…
Nâng cấp các tiện nghi thiết yếu
Một ngôi nhà cần sở hữu đầy đủ những tiện nghi cơ bản như thiết bị nấu nướng, giặt là, vệ sinh, làm mát, sưởi ấm… Hãy kiểm tra xem các thiết bị như bếp nấu, tủ lạnh, máy nước nóng, điều hòa… của nhà bạn bao lâu rồi chưa được bảo dưỡng hoặc chúng đã hư hỏng chưa?
Nước nóng là nhu cầu cần thiết nhất trong mỗi gia đình, nước nóng phục vụ cho các nhu cầu nấu ăn, tắm rửa vệ sinh… Bạn có thể lựa chọn các dòng máy nước nóng thế hệ mới có đa dạng công năng và tiết kiệm điện hơn.
Hoặc cân nhắc việc lắp đặt tấm sưởi cho gia đình để giúp không gian căn nhà ấm áp hơn trong những ngày nhiệt độ xuống thấp. Bạn có thể chọn loại tấm sưởi treo tường hoặc có bánh lăn di động. Hãy tham khảo thêm kinh nghiệm lựa chọn tấm sưởi để chọn được thiết bị phù hợp nhất.
Trên đây là những lời khuyên hữu ích về cải tạo nhà ở. Hy vọng bạn sẽ vận dụng được những kiến thức này trong trường hợp thực tế của mình.